Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta không chỉ đối mặt với những nỗi lo về tài chính, áp lực công việc, xã hội mà còn phải đối mặt với những chứng bệnh gây suy giảm sức khỏe.Tệ hơn có thể mắc phải những biến chứng ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động. Trong đó viêm gân là một trong những căn bệnh dễ mắc phải của những người thường xuyên lao động với cường độ cao, các vận động viên và nhóm người ở độ tuổi trung niên. Bài viết dưới đây, thuốc xoa bóp gia truyền Triệu Gia gửi đến bạn những thông tin về căn bệnh viêm gân và cách chữa viêm gân.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ gân là gì?
Gân là phần cấu trúc có màu trắng sáng nằm giữa xương và cơ. Thành phần chính của gân là các sợi đàn hồi, mang lại cho chúng sức mạnh cần thiết để truyền các lực cơ học lớn. Mỗi cơ có hai gân, một gân gần và một gân xa.
Viêm gân là gì?
Vậy viêm gân chính là những tổn thương đến gân/bao gân dẫn đến việc sưng, đau và hạn chế cử động của các khớp.
Các dạng viêm gân
Viêm gân thường được chia ra làm 2 dạng đó là viêm gân mãn tính và viêm gân cấp tính.
Viêm gân cấp tính nguyên do dây chằng tổn thương sau khi đối mặt với những tác động mạnh bất ngờ. Còn viêm gân mãn tính xảy ra khi bạn vận động hàng ngày hoặc chơi thể thao mà dây chằng đứt.
Thời gian để phục hồi của bệnh nhân viêm gân cấp tính và mãn tính khác nhau nhưng đều có thể chữa trị tận gốc nếu tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng chúng ta nên chủ động theo dõi và điều trị bệnh sớm. Nếu không bệnh nhân có thể sẽ bị đứt gân thậm chí tàn tật
Các vị trí dễ bị viêm gân trong cơ thể
Viêm gân có thể ảnh hưởng đến tất cả các gân, tuy nhiên những vị trí sau đây tỉ lệ bị viêm gân chiếm tỉ lệ cao do phải thường xuyên hoạt động.
Vai: viêm gân vai thường gặp ở nhóm đối tượng thường xuyên vận động lặp đi lặp lại khớp vai như họa sĩ, vận động viên bơi lội, bóng chuyền, người lao động nặng thường xuyên khiêng vác.
Cổ tay: vị trí này thường gặp ở các nhóm người thường xuyên vận động cổ tay như nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng bàn phím, nhà báo và các nghề nghiệp viết lách.
Đầu gối: cụ thể là phần bánh chè, viêm gân vị trí này thường xuyên gặp ở nhóm các đối tượng là vận động viên thể thao như bóng rổ, điền kinh, đá bóng v.v..
Khuỷu tay: thường gặp ở các nhóm đối tượng thường xuyên dùng lực khuỷu tay như vận động viên ném đĩa, bóng chày, bóng bàn, quần vợt, cầu lông.
Gót chân: viêm gân tại vị trí này thường gặp ở nhóm người thường xuyên vận động, chạy nhảy nhiều hoặc sử dụng giày cao gót quá cao khi di chuyển như người mẫu.
Viêm gân có thể bị ở nhiều vị trí khác nhau
Đối tượng nào có nguy cơ dễ bị viêm gân?
Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi , ngành nghề nào tuy nhiên những đối tượng sau đây có tỉ lệ mắc viêm gân cao
- Những người thuộc lứa tuổi trung tiên, người già.
- Người lao động chân tay, làm việc nặng, quá sức trong thời gian dài.
- Người thừa cân, béo phì.
- Các vận động viên thể thao ở các môn đòi hỏi sức bền và cường độ luyện tập cao.
- Những người có thói quen sinh hoạt không tốt.
- Những người bị tai nạn, chấn thương tại các vùng tay, chân có các khớp lớn.
- Bệnh nhân có tiền sử bị viêm gân nhưng chữa trị không dứt điểm hoặc không làm theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ sau khi khỏi bệnh.
- Những người trẻ có khuynh hướng tình dục không an toàn, thiếu kiến thức về quan hệ tình dục.
Nguyên nhân của bệnh viêm gân là gì?
Nguyên nhân dẫn đến việc viêm gân hiện nay vẫn chưa xác định được rõ ràng. Tuy nhiên có thể xác định qua những nguyên do phổ biến sau đây:
- Vận động quá sức trong thời gian dài.
- Tập luyện thể thao không đúng tư thế, động tác, vận động mạnh một cách đột ngột
- Bị chấn thương mạnh hoặc bị chấn thương nhiều lần gây rách cơ, đứt gân, rách gân
- Những người thuộc nhóm tuổi trung niên trở lên
- Sử dụng kháng sinh nhóm Fluoroquinolone có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng viêm gân.
- Bệnh nhân mắc các chứng viêm khớp, viêm cột sống, xơ cứng bì hệ thống
- Nhóm người thừa cân, béo phì, gout, người bị đái tháo đường và những bệnh liên quan do thừa cân béo phì.
- Bệnh nhân bị thoái hóa gân
- Những người trẻ bị nhiễm khuẩn lậu
Dấu hiệu của viêm gân
Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu của cơ thể là cách để phát hiện viêm gân hiệu quả nhất. Nếu các bạn nhận ra các dấu hiệu sau đây, nên đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế, phòng khám uy tín để được chẩn đoán tình trạng và có hướng chữa trị viêm gân phù hợp, tránh các biến chứng về sau.
- Vùng bị viêm có dấu hiệu sưng đau liên tục cả ngày, có thể đau lan ra vùng nhỏ xung quanh. Đau kể cả khi nghỉ ngơi hay vận động nhẹ. Cảm giác đau nhức khi bị đụng chạm vào các đường gân bằng tay hoặc bị va chạm.
- Các phần mô xung quanh khu vực bị viêm xuất hiện vết bầm, sưng, nổi đỏ.
- Nếu viêm gân do virus lậu gây nên thì ở nam và cả nữ sẽ có những biểu hiện như tiết dịch ở vùng sinh dục, gây nóng, sốt.
Tác hại của viêm gân đối với bệnh nhân mắc phải
Viêm gân tuy là bệnh lý phổ biến, ảnh hướng đến chức năng hoạt động của các khớp lớn, làm giảm khả năng vận động, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì dễ gây ra tình trạng rách cơ, rách gân làm mất chức năng hoạt động của khớp khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường.
Với những vận động viên thi đấu chuyên nghiệp thường xuyên phải thi đấu và tập luyện ở cường độ cao, nếu không được điều trị và có thời gian nghỉ ngơi phục hồi có thể để lại biến chứng. Thậm chí có thể gây tàn tật, mất khả năng thi đấu và sinh hoạt.
5 Cách chữa viêm gân tại nhà
Người mắc viêm gân có thể áp dụng những phương pháp sau đây để giảm đau, giảm viêm. Tất nhiên phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và tùy theo tình trạng bệnh lý.
Cách chữa viêm gân như thế nào là hợp lý
Nghỉ ngơi, thư giãn
Người bệnh cần nghỉ ngơi, cố định vị trí bị viêm bằng băng nẹp để vết thương có thời gian hồi phục, cũng như tránh tình trạng viêm tấy.
Chườm lạnh bằng đá lạnh hoặc gel
Bệnh nhân sử dụng phương pháp chườm lạnh bằng gel hoặc đá lạnh lên vùng bị viêm trong 48h đầu. Chườm mỗi lần từ 10-15 phút, 2 lần/ngày. Lưu ý không nên chườm trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh. Nên bọc bằng khăn mềm hoặc túi chườm.
Sử dụng thuốc điều trị
Nếu sử dụng các phương pháp chườm lạnh kết hợp nghỉ ngơi không đem lại hiệu quả rõ rệt, người bệnh cần sử dụng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên môn, các loại thuốc sử dụng như sau:
Thuốc giảm đau: Aspirin, naproxen sodium, ibuprofen có thể được chỉ định để hỗ trợ giảm sự khó chịu liên quan tới viêm gân. Những loại thuốc mỡ, kem bôi ngoài da cũng có thể hỗ trợ chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Thuốc corticoid: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm corticosteroid vào xung quanh gân, giúp giảm viêm và giảm đau. Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp gân bị viêm trên 3 tháng, không đáp ứng những biện pháp điều trị khác. Lạm dụng tiêm corticosteroid có khả năng gây yếu gân, tăng nguy cơ đứt gân, chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng làm tăng sức mạnh cho các nhóm cơ. Có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm cơ trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân sử dụng phương pháp này nên tuân theo hướng dẫn của các chuyên viên, tuyệt đối không sử dụng các bài tập không được hướng dẫn, tránh tình trạng không những không chữa được viêm cơ mà còn làm cho bệnh tình nặng thêm.
Massage bằng thuốc xoa bóp Triệu Gia
Xoa bóp/massage là hình thức chữa trị theo phương thức Y học cổ truyền nhằm giảm đau, giảm sưng tấy tại bộ phận bị viêm. Người bị viêm gân có thể sử dụng hình thức xoa bóp nhẹ nhàng các vùng bị viêm bằng thuốc xoa bóp Triệu Gia.
Thuốc xoa bóp Triệu Gia được sản xuất với nguồn gốc hoàn toàn bằng thảo mộc thiên nhiên kết hợp với các vị thuốc Bắc, chuyên dùng để làm giảm cơn đau do viêm gân mức độ nhẹ.
Ngoài ra thuốc xoa bóp Triệu Gia còn có công dụng chữa trị các bệnh lý về đau cơ, khớp thông dụng.
Chữa viêm gân hiệu quả với thuốc xoa bóp Triệu Gia
Liên hệ đặt hàng qua website https://www.ruouxoabop.net/ hoặc hotline 0862.687.579 để được tư vấn chi tiết.
5 cách phòng ngừa viêm gân hiệu quả
Tuy viêm gân là bệnh lý thường gặp nhưng chúng ta không nên chủ quan. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc đúng khoa học sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm gân
– Rèn luyện thói quen tập luyện thể thao đúng cách như chạy bộ nhẹ nhàng, tập yoga
– Chỉnh sửa những thói quen, thao tác trong làm việc phản khoa học như điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một vị trí.
– Khởi động kĩ càng, làm nóng cơ thể trước khi luyện tập thể thao.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì
– Hạn chế các hoạt động làm căng gân quá mức trong thời gian dài.
Với những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu được về chứng bệnh viêm gân cũng như cách chữa viêm gân một cách hiệu quả. Qua đó chúng ta sẽ có những biện pháp để phòng ngừa, tránh những tổn thương không đáng có, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống và công việc.