5/5 - (1 bình chọn)

Trong cuộc sống đầy áp lực hiện nay, tình trạng lao động quá sức cũng như thói quen sinh hoạt trái khoa học gây ra nhiều tổn hại cho cơ thể, trong đó bong gân là một trong những chấn thương dễ mắc phải. Tuy nhiên đa số nạn nhân thường chủ quan, không xử lý đúng cách và kịp thời nên dễ xảy ra những biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh hoạt. Trong bài viết này chúng ta hay cùng tìm hiểu về bong gân, nguyên do cũng như cách chữa bong gân đúng cách nhé.

cách chữa bong gân
Cách chữa bong gân

Bong gân là gi?

Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay…

Bong gân thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Nhiều người lầm tưởng giữa bong gân và căng cơ nên xảy ra tình trạng chủ quan trong việc điều trị gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phân biệt giữa bong gân và căng cơ

Bong gân và căng cơ có những biểu hiện ban đầu khá giống nhau khiến nạn nhân dễ có những lầm tưởng, đây cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta có thể phân biệt giữa bong gân và căng cơ qua các tiêu chí sau:

Phân biệt bản chất

Về bản chất bong gân là sự tổn thương các bao khớp bao gồm mô cơ và dây chằng giữa các khớp xương bị chấn thương. Điều này khiến cho dây chằng bị rách.

Căng cơ là hiện tượng các nhóm cơ bị dãn ra quá mức, không thể phục hồi trong thời gian ngắn khiến cho nạn nhân bị hạn chế vận động và gây ra những cơn đau nhức.

Phân biệt theo triệu chứng

Bong gân thường gây ra các triệu chứng bị sưng tấy, bầm tím ở vùng bị chấn thương, thường ở vùng cổ tay hoặc cổ chân. Gây hạn chế di chuyển cũng như các hiệu quả vận động của tay chân. Tùy theo từng mức độ chấn thương mà nạn nhân có những cảm giác đau nhức từ nhẹ đến nặng.

Căng cơ sẽ gây ra hiện tượng co thắt vùng cơ, gây đau nhức, khó vận động và kèm theo chuột rút. Căng cơ nhẹ sẽ hạn chế vận động, nặng có thể gây ra đứt gân khiến nạn nhân không thể di chuyển

Lí do khiến bong gân và căng cơ dễ bị nhầm lẫn

Bong gân và căng cơ thường xảy ra khi bị chấn thương nặng trong quá trình sinh hoạt và lao động. Biểu hiện ban đầu khá giống nhau, vị trí bị tổn thương cũng tương đồng vì đều là tổn thương vật lý trên những bộ phận của cơ thể làm  ảnh hưởng đến xương khớp và cơ.. Điều này làm cho bệnh nhân dễ có những lầm tưởng dẫn đến những sai lầm chủ quan trong quá trình sơ cứu cũng như điều trị, làm cho các chấn thương này trở nên năng hơn và gây hiệu quả nghiêm trọng.

Cụ thể các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bong gân

  • Chấn thương trong tập luyện thể thao
  • Lao động nặng với cường độ cao, trong suốt thời gian dài.
  • Vận động sai tư thế
  • Vấp ngã khi di chuyển trong điều kiện môi trường trơn trượt.
  • Tai nạn…v.v..

Bong gân là chấn thương có thể xảy ra với bất kì đối tượng thuộc mọi lứa tuổi hay ngành nghề. Tuy nhiên những trường hợp sau đây chiếm tỉ lệ cao:

  • Các vận động viên chuyên nghiệp
  • Người lao động nặng, mang vác quá sức
  • Những người thừa cân béo phì cũng dễ bị bong gân do sức ép của cơ thể lên các vùng cơ chân, cùng với việc lười hoạt động dẫn đến làm yếu các nhóm cơ. Dẫn đến dễ xảy ra chấn thương bong gân
  • Ngồi sai tư thế trong quá trình làm việc( trường hợp này gặp khá nhiều ở nhân viên văn phòng).
  • Những người đã từng bị bong gân cũng rất dễ bị lại tình trạng này
  • Sử dụng giày, dép không đúng form, tiêu chuẩn cũng dễ xảy ra thương tổn.

Các triệu chứng của bong gân và các mức độ

Biểu hiện chung của người bị bong gân thường tương tự như bị căng cơ. Điều này dễ gây hiểu lầm dẫn đến việc xử lý sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Biểu hiện thường thấy đó là sưng tại vùng cơ, khớp bị tổn thương, làm giảm cường độ vận động và không thể thực hiện được hết các động tác của khớp. Sự khác biệt để chúng ta có thể phân biệt nhất đó là người bị bong gân thường xuất hiện vết bầm tím xung quanh khu vực bị  ảnh hưởng. Còn khi bị căng cơ thì sẽ xuất hiện hiện tượng co thắt vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bong gân cũng được chia ra nhiều mức độ khác nhau.

Có thể chia các mức độ chấn thương bong gân thành 3 cấp độ.

  • Cấp độ 1: người bệnh đau và sưng nhẹ ở vùng khớp tổn thương, hoạt động và vận động nhẹ.
  • Cấp độ 2: Xuất hiện bầm tím tại khu vực bị tổn thương, đau nhức nhiều hơn
  • Cấp độ 3: Bệnh nhân cảm thấy đau nhức rất nhiều do vùng cơ và dây thần kinh bị rách. Các vết bầm tím cũng rõ ràng và sưng phồng nhiều.

cách chữa bong gân
cách chữa bong gân

Dù là ở cấp độ nào thì người bị bong gân sau khi phát hiện ra nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử lý theo đúng khoa học.

Cách xử lý bong gân kịp thời

Khi phát hiện bị bong gân, chúng ta hãy nhớ 4 điều cơ bản, dễ áp dụng sau:

Nghỉ ngơi: Ngưng vận động di chuyển vùng bị bong gân để tránh ảnh hưởng đến quá trình tự hồi phục. Nếu liên tục vận động sau khi bị bong gân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp, thậm chí nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể để lại di chứng.

Bảo vệ: Cố định khu vực bị bong gân bằng nẹp, bó bột nếu cần thiết

Chườm đá: Việc này có tác dụng rất lớn trong việc giảm đau, giảm sưng. Liên tục chườm đá trong vòng 24-72h đầu tiên sau khi bị bong gân(chườm 20 phút, nghỉ 10 phút). Lưu ý k để trực tiếp đá lạnh lên vùng vết thương, cách tốt nhất là dùng vải cuốn lại.

Trợ giúp y tế: Sau quá trình sơ cứu tại chỗ thì chúng ta cần sự trợ giúp y tế của những người có chuyên môn.

Những cách chữa bong gân hiệu quả

Lưu ý đây chỉ là những mẹo làm giảm đau, tăng quá trình hồi phục sau khi bị chấn thương bong gân. Nạn nhân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị bong gân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với những trường hợp bị bong gân nhẹ, chúng ta có thể áp dụng những mẹo sau đây để hỗ trợ chữa trị bong gân tại nhà

  1. Chườm đá lạnh sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.
  2. Nướng me tươi sau đó lấy cùi trái me đem đắp lên vùng bị bong gân hay sưng phồng. Mẹo này giúp giảm đau nhức, căng phồng vùng bị bong gân một cách hiệu quả.
  3. Bôi lên vùng bị tổn thương bằng hỗn hợp nước chanh vắt và mật ong.
  4. Đun nóng hỗn hợp đường thốt nốt trộn lẫn với bơ sữa, thoa lên chỗ bị bong gân khi dung dịch còn nóng và dùng dải vải để buộc cố định khu vực đắp hỗn hợp lại.
  5. Trong những trường hợp bạn bị sưng mọng nước và đau đớn khi bị bỏng có thể dùng bột của lá cây cà ri trộn lẫn với nước cốt chanh, để đắp lên chỗ sưng phồng.
  6. Sử dụng dầu cây đinh hương để đắp trực tiếp lên vũng bị tổn thương, cách này làm giảm đau nhanh chóng trong các trường hợp bị bong gân, chuột rút
  7. Ngâm cam thảo trong nước để qua đêm, sau đó sử dụng bôi lên vùng bị chấn thương có thể làm giảm cơn đau một cách hiệu quả.
  8. Một trong những mẹo hay nữa đó là dùng bột nghệ trộn với nước chanh và muối sau đó bôi lên vùng bị thương. Cách này có hiệu quả giảm đau rất tốt.

Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh bị bong gân

Bong gân là điều mà không ai mong muốn, cũng như không thể dự đoán được thời điểm xảy ra chấn thương bong gân. Tuy nhiên có những tip trong sinh hoat hàng ngày giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ bị bong gân.

  1. Trước khi chơi thể thao cần khởi động kĩ càng bằng các bài tập làm nóng cơ.
  2. Lựa chọn các loại giày hoặc công cụ hỗ trợ phù hợp trong quá trình làm việc, luyện tập
  3. Ăn uống chuẩn khoa học
  4. Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng bị béo phì, thừa cân
  5. Duy trì thói quen sinh hoạt chuẩn khoa học

Trên đây là những thông tin về bong gân cũng như cách chữa bong gân một cách hiệu quả. Hi vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về bong gân – một chấn thương chúng ta hay gặp phải, qua đó có những cách xử lý hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902617357