Rate this post

Tê bì tay chân là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp từ người già đến người trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường như: đau nhức, teo cơ hoặc bại liệt,…

Ngày hôm nay rượu xoa bóp gia truyền Triệu Gia sẽ gửi đến bạn Tê bì tay chân nguyên nhân – Triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Tê bì tay chân
Tê bì tay chân

Triệu chứng của tê bì tay chân?

Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi… Do đó mà người bệnh rất dễ chủ quan, không thăm khám sớm. Khi bệnh càng để lâu thì mức độ tê đau sẽ càng tăng, lúc này, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn, nhanh chóng lan cơn đau nhức xuống dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.  Đồng thời, ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng… cũng có thể xuất hiện tình trạng tương tự.

Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh có thể xảy ra tùy vào các nguyên nhân như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…

Triệu chứng của tê bì tay chân
Triệu chứng của tê bì tay chân

Các vị trí thường xuất hiện cảm giác tê bì tay chân

1. Tê tay

Tê tay là một trong những hiện tượng thường gặp nhất, cảm giác này xảy ra có thể do rễ thần kinh bị tác động, chèn ép lên hoặc chèn ép ở vị trí ngoại vi của dây thần kinh ví dụ như tại khuỷu hoặc cổ tay là 2 vị trí rất hay bị. Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi lao động, làm việc quá sức hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.

2. Tê chân

Chứng tê chân có biểu hiện tê nhẹ như kim châm ở giai đoạn đầu, là cảm giác ngứa râm ran xuất hiện ở phần đùi, chân và từ mông xuống chân, ngón chân, hai lòng bàn chân, có thể tê một chân hoặc cả hai chân.

3. Tê đầu ngón tay

Dây thần kinh cảm giác của ngón tay được chia thành các rễ thần kinh từ tủy sống cổ và khi các dây thần kinh ở những bộ phận này bị tổn thương, bị viêm, khối u, bị chèn ép ở các vị trí khác nhau…

4. Tê vùng mặt

Tê mặt là tình trạng mặt mất khả năng biểu đạt cảm xúc do tổn thương thần kinh. Cơ mặt có thể rũ xuống hoặc yếu đi ở một hay cả hai bên mặt. Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian ngắn hoặc lâu hơn tuỳ vào từng nguyên nhân khác nhau.

5. Tê bả vai

Đây là tình trạng bả vai bị tê bì và có thể đi kèm với các triệu chứng như cứng cơ và đau nhức vai. Mức độ phụ thuộc vào các nguyên nhân cụ thể và thường là hệ quả do vận động, ngủ sai tư thế hoặc có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

6. Tê gót chân

Gót chân cùng với cả bàn chân giữ vai trò chống đỡ cho cơ thể, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ rất dễ bị tổn thương. Đây là tình trạng đau nhức, tê bì tại gót chân, nguyên nhân thường gặp là do áp lực di chuyển, mang vác nặng…

5. Tê nhức toàn thân

Các triệu chứng tê bì, nhức mỏi không chỉ gặp ở chân tay, đầu và cũng có thể xảy ra ở toàn thân, gây cảm giác đau tê nửa đầu, ở đầu các ngón tay, đồng thời đôi lúc còn cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò hay bị đau dọc xương sườn, hoặc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy.

Các vị trí thường xuất hiện cảm giác tê bì tay chân
Các vị trí thường xuất hiện cảm giác tê bì tay chân

Đối tượng dễ mắc tê bì tay chân

  1. Người cao tuổi
  2.  Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa

  3. Phụ nữ sau sinh

Đối tượng dễ mắc tê bì tay chân
Đối tượng dễ mắc tê bì tay chân

Biện pháp điều trị tê bì tay chân

1. Tập luyện yoga

Yoga từ lâu đã trở thành hình thức rèn luyện sức khỏe phổ biến với các bài tập rất nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tê chân tay. Tuy nhiên, để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, người bệnh nên tìm học các lớp yoga uy tín, chuyên nghiệp để được hướng dẫn tập luyện đúng cách.

2. Đi bộ

Các bệnh cơ xương khớp sẽ gây hạn chế vận động rất lớn cho người bệnh, vì vậy đi bộ là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Cần lưu ý trong khi đi bộ, hãy cố gắng duy trì tốc độ vừa phải, tránh đi quá nhanh, vận động mạnh gây mất sức, tình trạng bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Massage

Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện massage là trước giờ đi ngủ và thực hiện trong khoảng từ 20 – 30 phút, từ cổ chân lên đùi và ngược lại, từ cổ tay đến vai và ngược lại.  Massage tay chân thường xuyên sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể, không những giảm tình trạng tê bì tay chân mà còn giúp đem lại giấc ngủ thoải mái hơn.

4. Điều trị bằng các loại thuốc bóp gia truyền

Thuốc xoa bóp gia truyền Triệu Gia là bài thuốc gia truyền qua hàng chục thế hệ gia đình tôi (họ Triệu tại xã Hợp Hưng, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định)Thuốc xoa bóp hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các chấn thương về gân cơ, dây chằng, phần mềm, đau nhức xương khớp thể nhẹ, đau mỏi vai gáy.

Rượu xoa bóp gia truyền Triệu Gia với 20 vị thuốc đông y quý như Đại Hồi, Quế Chi, Đinh Hương, Địa Liền, Thiên Niên Kiện, Bạc Hà ….rất tốt trong việc giảm đau, chống viêm, làm mạnh gân cơ, dây chằng. Rượu xoa bóp Triệu Gia được ngâm với rượu trên 6 tháng nên các tinh chất có trong thuốc được trích xuất hoàn toàn và hòa tan với rượu. 100% thành phần của thuốc là các thảo dược tự nhiên. Thuốc đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng và giới thiệu cho người thân, bạn bè.

Biện pháp điều trị tê bì tay chân
Biện pháp điều trị tê bì tay chân

Hy vọng với những thông tin ở trên chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn nhiều trong quá trình điều trị tê bì tay chân.

Anh chị có thể đặt hàng trực tiếp trên website này, gọi điện thoại trực tiếp, nhắn tin zalo hoặc qua Fanpage https://www.facebook.com/Thuocboptrieugia/. Shop sẽ tư vấn và đặt hàng nhé.

Lưu ý: Shop có kho tại HCM và HN, nên anh chị có thể nhận thuốc trong ngày hoặc ngày hôm sau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902617357