Một trong những bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện nay mà chúng ta thường mắc phải đó là đau gối, đau khớp gối. Bệnh lý diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, bất kì nhóm tuổi cùng ngành nghề nào cũng có thể mắc phải. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đau khớp gối là gì và cách chữa đau gối.
Cấu trúc của khớp gối
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất trong bộ phận cơ thể con người. Cấu trúc khớp gối bao gồm 3 thành phần cơ bản cấu tạo nên:
Cấu trúc xương: xương bánh chè, xương lồi cầu đùi và mâm chày.
Phần lớp sụn bao bọc đầu xương: phần sụn này có tác dụng như một lớp đệm làm giảm ma sát trong quá trình vận động của khớp gối.
Hệ thống dây chằng bên: hệ thống này nằm ở ngoài khớp gối, bao gồm các dây chằng bên trong và bên ngoài, có tác dụng giữ cho khớp gối được ổn định khi chuyển động xoắn và xoay.
Hệ thống dây chằng chéo: hệ thống dây chằng chéo nằm trong khớp gối, bao gồm các dây chằng treo sau và trước bắt chéo nhau thành hình chữ X giúp cố định các khớp xương, cơ và gần ở vùng đầu gối.
Tại sao đầu gối dễ bị tổn thương?
Đầu gối/khớp đầu gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, hỗ trợ chức năng di chuyển. Vì cấu trúc của khớp gối khá lỏng do việc phải thực hiện các động tác xoay, xoắn nên rất dễ bị tổn thương. Các tổn thương khớp đầu gối hay gặp phải như: trật khớp, bong gân đầu gối, gãy xương, tổn thương dây chằng nhiều cấp độ, trong đó dây chằng trước dễ chịu tổn thương như đứt dây chằng.
Nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng đau gối
Đau gối/đau khớp gối có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây. Tuy nhiên để biết chính xác tình trạng bản thân đang mắc phải ở cấp độ nào, chúng tôi vẫn khuyến khích mọi người nên đi đến bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín để được chẩn đoán chính xác và có cách chữa trị phù hợp.
- Khớp gối bị đau nhức, từ âm ỉ đến đau dài ngày.
- Phần khớp bị sưng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Phần đầu gối bị ửng đỏ, ấm nóng. Có thể cảm nhận bằng cách chạm vào.
- Khớp gối bị cứng khiến vận động không thoải mái.
- Trong quá trình vận động có thể nghe những âm thanh từ trong khớp gối.
- Dị dạng khớp gối, có thể bị lồi ra hoặc lõm vào.
- Mất cảm giác vùng đầu gối.
- Khó khăn hoặc không thể duỗi thẳng, uốn cong đầu gối.
- Có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh trong người..
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp gối
Các chấn thương khớp đầu gối
Những chấn thương về khớp gối là một trong những chấn thương phổ biến và dễ gặp nhất, nó ảnh hưởng rất lớn và nghiêm trọng cho người bệnh. Các trường hợp hay gặp nhất như bong gân, gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng, sụn chêm, viêm bao hoạt dịch gối. Những tổn thương này xảy ra với chúng ta trong quá trình sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao một cách thiếu khoa học.
Các bệnh lý về xương khớp
Những bệnh lý về xương khớp gây ra cho người bệnh những cơn đau dai dẳng cũng như tâm lý hoang mang. Tuy nhiên nếu chúng ta phát hiện sớm và có phương án điều trị hợp lý, khoa học thì hoàn toàn có thể cải thiện thậm chí dứt điểm những cơn đau khớp gối này.
Các bệnh lý thường gặp gây ra những cơn đau đầu gối như:
- Thoái hóa khớp gối: nguyên nhân do quá trình lão hóa của cơ thể hoặc do các yếu tố như thừa cân, béo phì, lười vận động hay ăn uống thiếu chất cũng như thói quen hoạt động không khoa học.
- Viêm khớp gối: đây là tình trạng xương sụn trơn bị mòn đi, xù xì, thô ráp nên trong quá trình hoạt động các khớp xương ma sát với nhau nhiều, làm giảm tác dụng hấp thụ các chấn động ở sụn khớp khi chúng ta hoạt động. Gây nên những cơn đau và khó khăn trong việc sinh hoạt, lao động.
- Bệnh gout: rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác, đây là nguyên nhân của bệnh gout. Người bị gout không chỉ biểu hiện qua việc sưng tấy ngón chân cái mà còn ảnh hưởng đến khớp gối.
- Bàn chân bị bẹt: việc lòng bàn chân bằng phẳng cũng gây ra sự căng các dây chằng bên đầu gối. Khiến khớp bị lệch và dễ bị thoái hóa khớp
Thừa cân, béo phì: Việc thừa cân, béo phì gây ra rối loạn các chức năng tuần hoàn máu, nghẽn mạch máu dẫn đến đau nhức tại các khớp, đặc biệt là khớp gối. Hơn nữa cân nặng quá lớn sẽ gây ra áp lực lên các khớp đầu gối vì phải gánh toàn bộ cân nặng của cơ thể. Dân đến yếu khớp, dễ bị bong khớp, trật gân khi hoạt động mạnh như chạy, nhảy.
Ảnh hưởng hậu covid 19: những bệnh nhân mắc covid 19 sau khi khỏi bệnh có tỷ lệ khá cao chịu những tổn thương về xương khớp. Theo nghiên cứu, có đến 42-63% tỉ lệ F0 sau khi khỏi bệnh có những triệu chứng đau xương, khớp, khó thở. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc covid chủng Delta.
Quan hệ tình dục không đúng cách: việc quan hệ tình dục với nhiều người, nhiều lần dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lây qua đường tình dục. Có vẻ không liên quan nhưng đây lại chính là nguyên nhân chính gây ra các ảnh hưởng đến hoạt động của các khớp, đặc biệt là khớp gối.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng đến chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Việc ăn uống quá nhiều chất đạm, dầu mỡ, thiếu vitamin khoáng chất và canxi là thủ phạm gây nên các tổn thương cho khớp như bệnh gout, loãng xương, giảm chức năng vận động. Đương nhiên khớp gối là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ngoài ra các yếu tố về tuổi tác cũng như thời tiết cũng ảnh hưởng đến các chức năng của khớp gối, gây ra tình trạng đau khớp gối.
Các đối tượng dễ bị đau đầu gối
Chúng ta cũng đã biết đau đầu gối, đau khớp gối có thể xảy ra với bất kì. Tuy nhiên những nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ dễ bị đau khớp gối nhất.
Người lớn tuổi
Tuổi tác ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể đặc biệt là khớp gối. Đây là điều không thể bàn cãi. Ở những người lớn tuổi, các bệnh về loãng xương hay thoái hóa xương diễn ra mạnh hơn những người đang trong tuổi lao động.
Người lao động nặng như công nhân, bốc vác hay các ngành nghề đặc trưng phải đứng nhiều
Việc phải lao động nặng trong một thời gian dài hay đứng quá lâu gây chèn ép lên khớp gối, khiến đầu gối dễ bị tổn thương.
Người bị thừa cân, béo phì, lười hoạt động
Như phân tích phía trên, người bị béo phì, thừa cân k chỉ ảnh hưởng đến hệ thống trao chất, gây ra các bệnh về tim mạch mà còn ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến khớp gối vì phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể.
Các vận động viên thể thao
Việc phải tập luyện cường độ cao, nhất là những môn tập nặng như cử tạ hay đòi hỏi sức bền như điền kinh, bóng rổ, bóng chuyền dễ gây ra những chấn thương như bong gân, trật khớp. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gối. Thậm chí những chấn thương nặng còn để lại di chứng về sau, khiến các vận động viên không thể thi đấu được nữa.
Những người đã từng bị chấn thương về khớp gối
Người đã bị chấn thương về khớp gối sẽ khiến cho đầu gối kém chắc chắn dẫn đến việc tái chấn thương, dẫn đến đau khớp gối.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về khớp
Những bệnh nhân có tiền sử về bệnh lý khớp nếu không được chữa trị dứt điểm hoặc không đúng cách sẽ có nguy cơ tái lại rất cao dẫn đến ảnh hưởng các chức năng khớp gối.
Người bị stress
Những người bị stress, cơ thể sẽ sản sinh ra các chất gây ức chế thần kinh trong đó có các dây thần kinh điều khiển. Các cơ bắp cũng phải làm việc nhiều hơn, khiến các cơ bị căng cứng. Các khớp lúc này cũng phải hoạt động nhiều thêm, gây quá tải và dẫn đến việc đau khớp.
Các bệnh lý/biến chứng do đau khớp gối
Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu của đau khớp gối, các bạn nên đến các có sở y tế, bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và tình trạng để chữa trị kịp thời. Đau khớp gối nếu không được chữa trị đúng cách hoặc không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng vô cùng lớn như sau:
- Teo cơ, biến dạng khớp hoặc dính khớp.
- Suy giảm chức năng vận động.
- Thấp khớp cấp, gây tổn thương van tim, dẫn tới mắc các bệnh tim mạch.
- Tàn phế, bại liệt.
Làm gì khi bị đau gối/đau khớp gối và cách chữa đau gối hiệu quả
Khi bị đau gối, việc đầu tiên chúng ta cần gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh. Tuy nhiên tùy theo tình trạng mà chúng ta được bác sĩ chỉ định các phương pháp khác nhau bao gồm:
1. Các cách chữa đau khớp gối tại nhà
Những biện pháp chăm sóc tại nhà dành cho các trường hợp đau đầu gối/khớp gối ở tình trạng nhẹ, thời gian bị ngắn hoặc tự khỏi.
Hoạt động thể thao đúng cách
Việc hoạt động thể thao với cường độ vừa phải khiến cơ thể khỏe mạnh, các khớp cùng cơ sẽ được hoạt động đúng cách làm giảm nguy cơ các bệnh xương khớp, tim mạch.
Tập vật lý trị liệu tăng cường sức mạnh của cơ bắp
Cụ thể các bài tập vật lý trị liệu tăng cường sức mạnh cơ bắp chân trên có tác dụng bảo vệ khớp gối, làm giảm mỏi. Lưu ý khi tập các bài tập vật lý trị liệu cần có sự hướng dẫn và chỉ định của các chuyên gia có chuyên môn
Chú ý tư thế để làm giảm áp lực lên đầu gối
Cần tránh các tư thế như ngồi chéo chân, ngồi xổm, ngồi nghiêng ngả.
Không ngồi ghế quá thấp hoặc quá cao, có thể chêm nệm/gối để có một tư thế ngồi hợp lý
Sử dụng giày dép vừa vặn, không bó sát gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu
Chế độ ăn uống khoa học
1 chế độ ăn uống healthy cùng với luyện tập thể thao đúng cách sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, tránh được tình trạng tăng cân, béo phì gây áp lực lên gối vì phải chống đỡ một cơ thể quá khổ với trọng lượng lớn. Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, đạm, ăn ít tinh bột
Nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc gel
Khi bị các chấn thương khớp gối, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi để khớp gối được cố định. Chườm đá hoặc gel giúp giảm đau, giảm sưng tấy. Lưu ý không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng bị tổn thương, nên bọc bằng khăn mềm và chườm liên tục 20 phút/lần, mỗi ngày khoảng 5 lần trong vài ngày đầu tiên bị chấn thương.
Xoa bóp/ massage bằng thuốc xoa bóp Triệu Gia
Xoa bóp là hình thức vô cùng hữu hiệu làm giảm đau, giảm sưng trong Y học cổ truyền.
Thuốc xoa bóp Triệu Gia là một trong những phương thuốc xoa bóp làm giảm đau vô cùng hiệu quả với các thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên cùng với các vị thuốc Bắc.
Chữa đau gối với thuốc xoa bóp Triệu Gia
Các bạn có thể liên hệ theo link website https://www.ruouxoabop.net/ để tham khảo thuốc xoa bóp Triệu Gia trong việc chữa trị đau khớp gối.
2. Tiến hành phẫu thuật
Khi các phương pháp chữa trị thông thường như dùng thuốc hay xử lý, chăm sóc tại nhà không có tác dụng hoặc các tổn thương nghiêm trọng thì các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp mổ để giải quyết, bao gồm:
Phẫu thuật nội soi: Áp dụng cho trường hợp khớp gối bị tổn thương một phần nhỏ hoặc tổn thương xung quanh khớp.
Thay khớp gối bán phần: Áp dụng cho trường hợp ½ khớp gối bị tổn thương không thể phục hồi hoặc nếu không loại bỏ, tổn thương có thể lan sang vùng khác.
Thay khớp gối toàn phần: Áp dụng cho trường hợp khớp gối bị tổn thương hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi.
Trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng vì vậy cần trao đổi và tham khảo với các bác sĩ chuyên môn để đưa ra hình thức phẫu thuật phù hợp và an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc.
Qua những thông tin chúng ta vừa tìm hiểu, có thể thấy được đau gối/đau khớp gối không chỉ đơn giản ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc trước mắt mà còn ảnh hưởng đến sau này nếu xuất hiện các biến chứng. Vì vậy chúng ta cần xây dựng một lối sống lành mạnh, chú ý đến những dấu hiệu dù là nhỏ nhất của cơ thể. Từ đó có thể phòng tránh và tìm cách chữa đau gối kịp thời để tránh được những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng sức khỏe của bản thân.